Sàn giao dịch hoạt động như thế nào?
Để hiểu được cách sàn giao dịch vận hành cũng như lấy tỷ giá hối đoái, chúng ta cần nhìn ở góc độ rộng hơn. Nguyên tắc ở đây cũng tương tự như ở bất kỳ thị trường nào, đó là có người mua và kẻ bán. Các nhà giao dịch (khách hàng) trả người bán (sàn giao dịch) một mức phí (mức chênh lệch mua/bán) để có thể tham gia thị trường Forex.
Trong công thức này, các sàn giao dịch thực chất chính là những nhà bán lẻ cung cấp dịch vụ bằng cách kết nối với những nhà cung cấp thanh khoản. Các sàn giao dịch vì thế được coi là các “nhãn trắng” (white label) cho những sàn giao dịch lớn hơn; hệ quả là tỷ giá niêm yết sẽ tăng lên một chút, khiến nhà giao dịch bị kéo xa hơn hành động giá thực sự trên thị trường liên ngân hàng.
Ai là những nhà cung cấp thanh khoản chính?
Thanh khoản liên ngân hàng bị chi phối bởi các ngân hàng lớn nơi kiểm soát tới 80% thị trường hối. Các ngân hàng này bao gồm:
Deutsche Bank - 20 % thị phần thị trường Forex
UBS - 12% thị phần thị trường Forex
Citigroup - 11% thị phần thị trường Forex
Barclay’s Capital - 7% thị phần thị trường Forex
RBS - 7% thị phần thị trường Forex
Goldman Sachs - 5% thị phần thị trường Forex
HSBC - 5% thị phần thị trường Forex
Bank of America - 4% thị phần thị trường Forex
JP Morgan Chase - 4% thị phần thị trường Forex
Merrill Lynch - 4% thị phần thị trường Forex
Sàn giao dịch sẽ tiếp nhận các tỷ giá cập nhật theo thời gian thực từ các nhà cung cấp thanh khoản bằng cách kết nối với thị trường liên ngân hàng thông qua giao diện cầu nối. Điều này cho phép các sàn giao dịch nhận được dòng báo giá liên tục, thứ mà họ sử dụng để “bán lại” cho các nhà giao dịch cá nhân.
Các sàn giao dịch lớn thường kết nối với nhiều nhà cung cấp thanh khoản; điều này giúp họ linh hoạt hơn khi xử lý các lệnh, và cũng cho mức giá tốt hơn. Trong khi đó, các sàn Forex nhỏ có thể chỉ có 1 hoặc 2 nhà cung cấp thanh khoản; điều này hạn chế lựa chọn của họ trong một số trường hợp nhất định.