Hai Loại Phân Kỳ: Tăng Và Giảm
Có 2 loại phân kỳ: giảm và tăng. Chúng ta sẽ cùng thảo luận về chúng và xem xét một vài ví dụ cụ thể.
Phân kỳ giảm -
giá tạo ra các đỉnh cao mới, trong khi động lượng lại giảm và không tạo ra các đỉnh mới. Kết quả là, giá được kỳ vọng sẽ chuyển hướng giảm theo động lượng.
Phân kỳ tăng -
giá tạo ra các đáy mới, nhưng động lượng lại tăng lên và không tạo ra các đáy mới. Trong những trường hợp như vậy, sự chuyển hướng tăng giá được kỳ vọng sẽ xảy ra.
Phân kỳ có thể được phát hiện ở tất cả các khung thời gian và trên đồ thị của hầu hết các cặp tiền. Bạn có thể sử dụng pivot point, mức hỗ trợ/kháng cự ngang, Fibonacci v.v để thiết lập điểm vào lệnh.
Divergences = Phân kỳ
Bearish divergence = Phân kỳ giảm
Price = Giá
Indicator = Chỉ báo
Price reaches a new High = Giá đạt tới đỉnh mới
Indicator makes a lower High = Chỉ báo tạo ra đỉnh thấp hơn
Bullish divergence = Phân kỳ tăng
Price reaches a new Low = Giá giảm xuống đáy mới
Indicator makes a higher Low = Chỉ báo tạo ra đáy cao hơn
Những Yếu Tố Quan Trọng Khi Giao Dịch Phân Kỳ
Giao dịch phân kỳ dễ dàng và có thể sử dụng trên bất kỳ khung thời gian nào trong thị trường FX. Nó có thể được sử dụng cùng với MACD, RSI hay bất cứ bộ dao động nào khác. Để phân tích chính xác nhất khi giao dịch phân kỳ, bạn hãy sử dụng đồ thị đường và dùng kèm chỉ báo RSI để quan sát phân kỳ trên đồ thị giá dễ dàng hơn.
Đồ thị nến và cột không phải là các loại đồ thị lý tưởng cho giao dịch phân kỳ vì chúng có các bấc (bóng). Đồ thị đường biểu diễn giá đóng cửa, cũng là mức giá mà RSI hay các chỉ báo khác theo dõi. Vì vậy, đồ thị đường phù hợp hơn để xác định các cơ hội giao dịch phân kỳ.
Khi sử dụng phân kỳ trong giao dịch, đừng bao giờ mở vị thế tại các điểm cao hoặc thấp, mà hãy mở ở các mức hỗ trợ hoặc kháng cự trung gian. Trong hầu hết các trường hợp, giá của cặp FX sẽ tiếp tục tạo ra các điểm cao hoặc thấp mới để săn hết các mức stop-loss của những nhà giao dịch vào lệnh sớm với mục đích muốn kiếm thêm pip từ phân kỳ.