Can thiệp tiền tệ đòi hỏi ngân hàng trung ương phải mua vào hoặc bán ra đồng tiền để điều chỉnh tỷ giá trao đổi. Đây là một cách để kiểm soát lạm phát và nhu cầu xuất - nhập khẩu; nó cũng góp phần đảm bảo sự ổn định tỷ giá hối đoái. Sự can thiệp này có ý nghĩa khác nhau đối với mỗi kiểu nhà giao dịch:
-
Với các nhà giao dịch ngắn hạn, sự can thiệp này đồng nghĩa với biến động thị trường trong ngày lớn, có thể dao động tới 150 - 200 pip trong vài phút.
-
Với các nhà giao dịch trung/dài hạn, sự can thiệp này có thể là tín hiệu cho sự thay đổi xu hướng nếu ngân hàng thay đổi lập trường và gửi đi một thông điệp mới tới thị trường.
Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Trung ương và thị trường FX
Chính sách tiền tệ mà các ngân hàng trung ương áp dụng có 2 loại chính: mở rộng hoặc kìm hãm.
Chính sách tiền tệ mở rộng -
còn được gọi là hỗ trợ, mục tiêu của nó nhằm kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua việc hạ lãi suất. Một giải pháp khác là tăng nguồn cung tiền đạt được bằng việc giảm chi phí cho vay.
Chính sách tiền tệ kìm hãm -
mục tiêu nhằm làm chậm lại gia tăng kinh tế/chống lạm phát bằng cách tăng lãi suất. Chính sách này còn được gọi là “thắt lưng, buộc bụng” và được áp dụng khi nền kinh tế tăng trưởng nóng. Với quá nhiều tiền nhưng lại quá ít hàng hóa, giá cả bắt đầu leo thang, và ngân hàng trung ương cần ngăn chặn lạm phát gia tăng.
Liên quan tới các hình thức can thiệp cụ thể, có 2 kiểu can thiệp trao đổi ngoại tệ: có trung hòa - sterilized và không trung hòa - unsterilized.
Can thiệp có trung hòa -
Phương pháp này không gây ảnh hưởng tới nguồn cung tiền. Nó được gọi là “có trung hòa” bởi lẽ bên cạnh hoạt động mua và bán triệt để đồng tiền, nó còn bao gồm một bước bổ sung: bán trái phiếu chính phủ để bù đắp khoản bổ sung dự trữ xuất hiện do can thiệp giá. Ảnh hưởng của hành động này thường tồn tại trong ngắn hoặc trung hạn.
Can thiệp không trung hòa -
Hình thức can thiệp này liên quan tới việc mua hoặc bán đồng nội tệ với đồng ngoại tệ. Tác động có thể thấy được ở mọi cấp độ của nền kinh tế, bên cạnh ảnh hưởng quan sát được trên thị trường ngoại hối. Kết quả là, những sự điều chỉnh khác phải được thực hiện (ở lãi suất, giá v.v). Hình thức can thiệp này có ảnh hưởng dài hạn.
Tại sao các nhà giao dịch Forex cần chú ý tới người đứng đầu các Ngân hàng Trung ương?
Không chỉ có các ngân hàng trung ương, mà cả lãnh đạo của chúng cũng gây ảnh hưởng tới thị trường Forex. Người đứng đầu các ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ, Trung Quốc, Châu Âu và Nhật Bản có thể tác động mạnh đến hướng đi của các đồng tiền. Đễ dễ dàng hơn cho bạn, sau đây là danh sách những nhân vật đứng đầu các Ngân hàng Trung ương lớn:
-
Mario Draghi - Ngân hàng Trung ương Châu Âu
-
Mark Carney - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Anh
-
Jerome Powell - Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ
-
Haruhiko Kuroda - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản
-
Philip Lowe - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Úc
-
Stephen S. Poloz - Thống đốc Ngân hàng Trung ương Canada
Các nhà giao dịch Forex cần hết sức chú ý tới phát ngôn và gợi ý của những người này, đặc biệt là khi họ phát biểu, được phỏng vấn hoặc cung cấp các thông tin công khai.