Tâm lý giao dịch về cơ bản là khía cạnh cảm xúc trong quá trình ra quyết định của bất kỳ nhà giao dịch nào. Hầu hết các chuyên gia giao dịch đều có thể vận dụng những kinh nghiệm đã tích lũy được để quản lý cảm xúc, nhưng nếu bạn chỉ mới bắt đầu hành trình giao dịch Forex, bạn có thể sẽ gặp phải một vài thách thức.
Sợ hãi và tham lam chắc chắn là hai kẻ thù lớn nhất mà mọi nhà giao dịch phải đối mặt. Tuy nhiên, có nhiều cách để bạn làm chủ được cảm xúc của mình. Hãy đọc tiếp để tìm hiểu cách bắt đầu làm chủ tâm lý giao dịch.
Tâm lý giao dịch là một trong những yếu tố quan trọng để giao dịch Forex thành công. Nó có thể quan trọng không kém các nhân tố khác như kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng. Tuy nhiên, nó cũng là rào cản lớn nhất với mọi nhà giao dịch. Dưới đây là ba thách thức chính bạn sẽ phải đối mặt và cách để vượt qua chúng:
1. Sợ hãi
Sợ hãi hay lo lắng về những điều chưa biết rất phổ biến ở các nhà giao dịch. Điều gì sẽ xảy ra sau khi thực hiện một giao dịch? Lỡ như bạn đã làm sai thì sao? Ngay cả khi bạn đã mường tượng về kết quả, thì cũng không có gì đảm bảo sẽ thành công. Việc không biết được điều gì sẽ xảy ra có thể dẫn đến sợ hãi, đặc biệt là khi bạn đang có rất nhiều tiền gặp rủi ro.
Bạn có thể làm gì?
Một cách hiệu quả để đối phó với nỗi sợ là giao dịch trong khả năng của bạn và đặt một mức lỗ có thể chấp nhận được. Bằng cách làm này, bạn biết rằng bạn chỉ mạo hiểm một số tiền nhất định trước khi bắt đầu giao dịch. Điều này loại bỏ bớt yếu tố không chắc chắn trong quá trình giao dịch. Mỗi khi tham gia một giao dịch, hãy tự nhủ rằng bạn có thể bị mất tiền và hãy sẵn sàng cho điều đó. Chỉ cần không mất nhiều hơn số tiền định trước của bạn là được!
Một cách khác để đối phó với nỗi sợ là xem xét quy mô. Khi bạn giao dịch với quy mô quá lớn, bạn có thể sợ bị mất quá nhiều tiền, hoặc thậm chí là thổi bay tài khoản của mình. Vì vậy, hãy bắt đầu từ quy mô nhỏ và dần dần tăng lên. Hãy nhớ dành thời gian để nhìn lại chiến lược giao dịch của bạn. Có một tháng giao dịch với kết quả vững chắc không có nghĩa là bạn nên chuyển từ giao dịch 200 lên 2.000 cổ phiếu.
2. Nỗi sợ bỏ lỡ (FOMO)
Nỗi sợ bị bỏ lỡ được thúc đẩy bởi mong muốn trở thành một phần của điều tốt đẹp nào đó, lờ đi tất cả các dấu hiệu cho thấy rằng đó không phải là một khoản đầu tư khôn ngoan. Khi bạn thấy người khác thành công, ngay cả khi họ phải chấp nhận những rủi ro không đáng có, sẽ luôn có khao khát muốn làm theo trỗi dậy trong bạn. Các nhà giao dịch khác càng thành công thì sự thôi thúc tham gia càng mạnh mẽ. Đó là lý do tại sao FOMO lại nguy hiểm.
Bạn có thể làm gì?
Một cách để ngăn chặn FOMO là thiết lập một bộ quy tắc. Bạn có thể bắt đầu bằng cách ghi chép nhật ký giao dịch nơi bạn có thể ghi lại các kế hoạch giao dịch của mình. Việc có hồ sơ về các giao dịch trong quá khứ cho phép bạn xác định các hành động tiếp theo của mình dựa trên những thành công hoặc thua lỗ trước đó. Trên hết, bạn có thể tuân thủ các quy tắc của mình bằng cách đặt ra các "hình phạt". Ví dụ: nếu bạn vi phạm các quy tắc của mình, thì bạn có thể “phạt” bản thân bằng cách không giao dịch trong thời gian còn lại của ngày.
Có một cách khác là giao dịch sao chép. Đây là một chiến lược quản lý danh mục đầu tư, nơi bạn có thể sao chép các giao dịch của một nhà giao dịch khác và theo dõi hiệu suất của họ. Nếu bạn đang thử giao dịch sao chép, hãy nhớ lựa chọn một cách khôn ngoan. Đừng mù quáng chạy theo số đông. Bạn có thể sử dụng Share4you - nền tảng có hệ thống phản hồi trên trang chủ của mỗi nhà giao dịch. Bạn sẽ có thể xem xét các nhà giao dịch hàng đầu (chuyên gia giao dịch) và chọn lựa kỹ càng người bạn muốn sao chép.
3. Tham lam
Tham lam trái lại với sự sợ hãi. Mặc dù nó tương tự như nỗi sợ bỏ lỡ, nhưng tập trung nhiều hơn vào triển vọng rộng lớn hơn thay vì các phân khúc nhỏ hơn của thị trường. Mọi tin tức tốt về kinh tế, chính trị hay tài chính đều được nhìn nhận dưới góc nhìn cực kỳ lạc quan. Tin xấu bị gạt đi vì không quan trọng. Bạn có thể đã quá quen với việc giá tài sản tăng đến mức bạn bắt đầu bỏ qua những dấu hiệu rủi ro rõ ràng hoặc kết quả tiêu cực. Hãy nhớ rằng cố gắng vắt kiệt từng xu cuối cùng từ mỗi giao dịch là cách chắc chắn khiến bạn mất lợi nhuận.
Bạn có thể làm gì?
Cách tốt nhất để xử lý sự tham lam cũng tương tự như cách bạn xử lý nỗi sợ. Hãy thử đặt ra các mục tiêu lợi nhuận và khi bạn đạt được chúng, bạn sẽ biết rằng đã đến lúc cần bán ra. Hãy rèn luyện tính tự giác bằng cách luôn tuân theo kế hoạch giao dịch của mình. Một khi biết cách quản lý rủi ro, bạn sẽ có khả năng cắt lỗ và bảo vệ lợi nhuận của mình.
Trên tất cả, bí quyết quan trọng để làm chủ tâm lý giao dịch là kiểm soát cảm xúc. Hãy nhớ giữ bình tĩnh và không để cảm xúc chi phối bất kỳ hành động nào của bạn.
Giao dịch Forex tiềm ẩn rủi ro lớn cho vốn đầu tư của bạn. Vui lòng đọc và đảm bảo bạn hiểu rõ Tuyên bố rủi ro của chúng tôi.